Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

Văn Bản Học - Hán Tạng (Hạnh Bình)



VĂN BẢN HỌC
Phần Hán Tạng

Thích Hạnh Bình

Nói đến nghiên cứu là nói đến đối tượng nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu ngành Phật học là văn bản (tư liệu), tức ám chỉ các bộ Đại tạng kinh, được ghi chép bằng Pāli, Sanskrit, Hán và Tạng văn.
Đề cập nguồn tư liệu Phật học Hán tạng là đề cập đến bộ “Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh” (大正新脩大蔵経). Nếu chúng ta đem so sánh nội dung các bộ Đại tạng này thì chúng có cả điểm tương đồng và dị biệt, vì chúng mang tính phái biệt. Môn học này, nhằm mục đích giúp nghiên cứu sinh hiểu rõ nguồn tư liệu, để giải quyết vấn đề mà nghiên cứu sinh đang nghiên cứu.
Môn học này, được nhà trường phân công giới thiệu phần Hán tạng, trong khoảng thời gian trên 40 tiết. Do vậy, tôi chỉ làm rõ hai hướng chính: 1. Những văn bản có liên hệ tư tưởng Phật học Ấn Độ; 2. Những văn bản thuộc Phật giáo Trung Quốc, ngang qua bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (大正新脩大蔵経), cụ thể sẽ trình bày một số vấn đề như sau:
1. Khái quát quá trình biên tập và phiên dịch Đại tạng kinh. Toàn tạng có 100 tập, khổ A4, gồm 3360 bản kinh, luật, luận và sớ giải. 55 tập đầu quan trọng nhất, bao gồm toàn bộ các kinh, luật, luận trọng yếu. Tập 1,2: A-hàm; 3,4: Bổn Duyên; 5~8: Bát nhã; 9~21: Các Kinh: Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Bảo Tích, Niết Bàn…; 22~24: Luật; 25~30: Luận; 47,49,52,54: sử truyện…Những quyển còn lại đa phần là trước tác của người Trung Quốc, trong đó có cả đồ tượng. (4 tiết: 2 tiết trình bày về quá trình biên tập ở Ấn Độ; 2 tiết trình bày về sự sai lệch giữa nguyên bản và dịch bản);
2. Tổng quan bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (6 tiết: 4 tiết giới thiệu sự dị biệt giữa các bộ phái qua các văn bản; 2 tiết giới thiệu các văn bản liên hệ đến Phật giáo Trung Quốc và những vấn đề có liên quan đến Phật giáo Việt Nam);
3. Sự liên hệ tư tưởng giữa các văn bản (2 tiết);
4. Phương pháp truy tìm tư liệu (2 tiết);
5. Phương pháp sử lý văn bản (4 tiết: dùng các phương pháp so sánh, ngôn ngữ, triết học, tôn giáo xã hội… để phân tích văn bản); ….
6. Thực hành (: Thử tìm hiểu một số vấn đề Phật học ngang qua văn bản. Ví dụ: Nghiên cứu quan điểm truyền thừa; Kinh điển Đại thừa có phải do Phật nói không?; Vấn đề Bát kính pháp…(4 tiết).


Tài liệu tham khảo:
1.     Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh;
2.     呂澂著,《印度佛學思想概論》,台北市:天華出版,1982;
3.     印順著,《原始佛教聖典之集成》,台北市:正聞出版,1994;
4.     水野弘元著,劉欣如譯,《佛典成立史》,台北市:東大圖書公司,1996;
5.     藍吉富著,《佛教史料》,台北市:東大圖書公司,1997;….

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét